"Xu hướng" là cụm từ phổ biến với những người yêu thời trang. Chỉ cần dạo một vòng qua các trang tin hay tạp chí mốt, không khó để bắt gặp từ khóa quen thuộc này. Google đã đưa ra tới 861.000 kết quả cho cụm từ "xu hướng thời trang" và 92.600.000 gợi ý cho cụm tương tự là "Fashion Trends". Vượt qua câu hỏi thường thấy: "Xu hướng mặc mùa này là gì?", những ai mới thực sự là người tạo nên xu hướng?
Câu trả lời là "nhà thiết kế" đúng nhưng chưa đủ. Mỗi nhà thiết kế sở hữu một bộ óc sáng tạo khác biệt, nhưng vì sao mỗi mùa chỉ xuất hiện 10 đến 20 xu hướng trong khi làng mốt có đến hàng trăm nhà tạo mẫu? Trong phóng sự Future of Fashion (tạm dịch: "Tương lai của thời trang") đầu năm nay, tạp chí Vogue Anh đã tiết lộ đáp án cho những câu hỏi ít được để ý này.
Các công ty dự đoán (Trend Forecasting Agencies) là nhân tố quan trọng và đầu tiên quyết định đâu là xu hướng cho mùa mới.
Những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực dự đoán xu hướng thời trang là WGSN, Trends Tablet, Derelers Paris và Nelly Rodi Lab. Hàng năm, họ dựa vào các nhân tố hay sự kiện từ văn hóa xã hội đến kinh tế chính trị diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng đến thời trang để dự đoán màu sắc, chất liệu, kiểu dáng. Thông thường, các xu hướng được dự đoán trước tối thiểu là hai năm. Thậm chí, theo BBC, có những xu hướng được đưa ra từ 10 năm trước.
Các công ty này không hề "đoán mò". Để có dự đoán chính xác, họ phải nghiên cứu thực tế và sử dụng những phần mềm với vô vàn thuật toán phức tạp để kiểm tra, tổng hợp kết quả. Trong cuộc phỏng vấn cuối năm 2015 với CNBC, một đại diện của WGSN cho biết việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba sẽ khiến những màu sắc rực rỡ và biểu tượng lá cọ nổi tiếng của đất nước Nam Mỹ tràn ngập sàn diễn và đường phố muộn nhất là năm 2017.
Các tập đoàn sở hữu những thương hiệu lớn sở hữu quyền lực đưa các dự báo xu hướng trở thành hiện thực.
Dù có cả trăm thương hiệu trình diễn mỗi mùa tại bốn kinh đô thời trang New York, London, Paris và Milan, thực chất đó chỉ là cuộc chơi của 6 "ông trùm" đứng sau. Họ là LVMH, Kering, Richemont, PUIG, Label Lux Group và OTB. Các "ông lớn" này sẽ mua những báo cáo từ các công ty dự báo xu hướng rồi dựa vào đó để chỉ đạo các nhà mốt làm đồ. Nhiệm vụ của giới thiết kế lúc này là tạo ra các món đồ thể hiện được cái "tôi" nhưng vẫn phải đáp ứng được yêu cầu về xu hướng mà ông chủ đưa ra.
Mạng xã hội cũng gây ảnh hưởng lớn cho một xu hướng có trở nên phổ biến hay không.
Điển hình nhất là xu hướng đinh tán từng được dự báo có tuổi đời ngắn. Nhưng nhờ được lăng xê trên mạng xã hội, đến nay, nó lại chiếm một chỗ đứng quan trọng trong làng mốt, đặc biệt là với nhà Valentino.
Trong cuộc phỏng vấn với Busniness of Fashion năm ngoái, Marc Worth - người đồng sáng lập công ty WGSN - cho biết thời trang hiện đại đang trở nên vô cùng khó đoán. Ông cho rằng việc các công ty dự báo kiểu truyền thống có thể dần biến mất trong thời gian không xa bởi mạng xã hội hiện có thể tạo ra, rồi giết chết một xu hướng chỉ sau "một cái búng tay".
Ngoài tiêu thụ sản phẩm, người nổi tiếng chiếm vai trò ngày một quan trọng trong việc quảng bá và quyết định xu hướng thời trang.
Chỉ cần nhờ Taylor Swift mặc bộ jumpsuit đến dự lễ trao giải Billboard Music Awards và đăng lên mạng xã hội, hãng Balmain đã bán "cháy hàng" toàn bộ mẫu thiết kế này trong vòng 24 giờ.
Kate Moss làm được điều tương tự với đôi ủng cao su của thương hiệu Hunter. Công nương Kate Middleton cũng từng khiến nhiều nhà mốt "nở mày nở mặt" vì các trang phục biến mất chỉ sau vài giờ bày lên kệ. Đó là lý do các tập đoàn, thương hiệu thời trang lớn thường tận dụng tối đa hình ảnh các sao Hollywood hay những người nổi tiếng khác để quảng bá sản phẩm.
Báo chí và các kênh truyền thông góp phần lăng xê và khuyếch tán các xu hướng thời trang.
Sự ra đời của mạng xã hội chưa thể thay thế hoàn toàn báo chí truyền thống. Đây vẫn là kênh thông tin dồi dào và đầy đủ nhất về thế giới mốt hào nhoáng nhưng khó tiếp cận. Nó giúp các khách hàng có thể hiểu rõ hơn và cập nhật đầy đủ kiến thức thời trang qua mỗi mùa. Sự thay đổi nhạy bén trong chiến lược của những tên tuổi lớn như Vogue, Harper's Bazaar, Elle, I-D, chuyển dần từ báo giấy sang báo điện tử đồng thời tích hợp truyền thông đa diện như Youtube, mạng xã hội... giúp báo chí củng cố vị trí trong việc định hình xu hướng.
Xét cho cùng, thời trang là sự kết hợp của nghệ thuật và kinh doanh. Đích đến của nó cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Vì vậy, không quá khó hiểu khi những ông lớn thời trang kiểm soát và định hình xu hướng. Cùng các công ty cung cấp dịch vụ dự đoán xu hướng, báo chí và truyền thông, mạng xã hội và người nổi tiếng đã đưa thời trang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, cung cấp việc làm và thu nhập cho hàng trăm triệu người trên toàn cầu.
Giang Bùi
Câu trả lời là "nhà thiết kế" đúng nhưng chưa đủ. Mỗi nhà thiết kế sở hữu một bộ óc sáng tạo khác biệt, nhưng vì sao mỗi mùa chỉ xuất hiện 10 đến 20 xu hướng trong khi làng mốt có đến hàng trăm nhà tạo mẫu? Trong phóng sự Future of Fashion (tạm dịch: "Tương lai của thời trang") đầu năm nay, tạp chí Vogue Anh đã tiết lộ đáp án cho những câu hỏi ít được để ý này.
Các xu hướng thời trang thường được dự báo tối thiểu trước hai năm. Ảnh: Cargocollective |
Những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực dự đoán xu hướng thời trang là WGSN, Trends Tablet, Derelers Paris và Nelly Rodi Lab. Hàng năm, họ dựa vào các nhân tố hay sự kiện từ văn hóa xã hội đến kinh tế chính trị diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng đến thời trang để dự đoán màu sắc, chất liệu, kiểu dáng. Thông thường, các xu hướng được dự đoán trước tối thiểu là hai năm. Thậm chí, theo BBC, có những xu hướng được đưa ra từ 10 năm trước.
Các công ty này không hề "đoán mò". Để có dự đoán chính xác, họ phải nghiên cứu thực tế và sử dụng những phần mềm với vô vàn thuật toán phức tạp để kiểm tra, tổng hợp kết quả. Trong cuộc phỏng vấn cuối năm 2015 với CNBC, một đại diện của WGSN cho biết việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba sẽ khiến những màu sắc rực rỡ và biểu tượng lá cọ nổi tiếng của đất nước Nam Mỹ tràn ngập sàn diễn và đường phố muộn nhất là năm 2017.
Các tập đoàn sở hữu những thương hiệu lớn sở hữu quyền lực đưa các dự báo xu hướng trở thành hiện thực.
Dù có cả trăm thương hiệu trình diễn mỗi mùa tại bốn kinh đô thời trang New York, London, Paris và Milan, thực chất đó chỉ là cuộc chơi của 6 "ông trùm" đứng sau. Họ là LVMH, Kering, Richemont, PUIG, Label Lux Group và OTB. Các "ông lớn" này sẽ mua những báo cáo từ các công ty dự báo xu hướng rồi dựa vào đó để chỉ đạo các nhà mốt làm đồ. Nhiệm vụ của giới thiết kế lúc này là tạo ra các món đồ thể hiện được cái "tôi" nhưng vẫn phải đáp ứng được yêu cầu về xu hướng mà ông chủ đưa ra.
Mạng xã hội cũng gây ảnh hưởng lớn cho một xu hướng có trở nên phổ biến hay không.
Điển hình nhất là xu hướng đinh tán từng được dự báo có tuổi đời ngắn. Nhưng nhờ được lăng xê trên mạng xã hội, đến nay, nó lại chiếm một chỗ đứng quan trọng trong làng mốt, đặc biệt là với nhà Valentino.
Trong cuộc phỏng vấn với Busniness of Fashion năm ngoái, Marc Worth - người đồng sáng lập công ty WGSN - cho biết thời trang hiện đại đang trở nên vô cùng khó đoán. Ông cho rằng việc các công ty dự báo kiểu truyền thống có thể dần biến mất trong thời gian không xa bởi mạng xã hội hiện có thể tạo ra, rồi giết chết một xu hướng chỉ sau "một cái búng tay".
Taylor Swift từng giúp cho Balmain bán "cháy hàng" bộ jumpsuit màu trắng khi diện nó tới lễ trao giải âm nhạc Billboard. Ảnh: Fashionista. |
Chỉ cần nhờ Taylor Swift mặc bộ jumpsuit đến dự lễ trao giải Billboard Music Awards và đăng lên mạng xã hội, hãng Balmain đã bán "cháy hàng" toàn bộ mẫu thiết kế này trong vòng 24 giờ.
Kate Moss làm được điều tương tự với đôi ủng cao su của thương hiệu Hunter. Công nương Kate Middleton cũng từng khiến nhiều nhà mốt "nở mày nở mặt" vì các trang phục biến mất chỉ sau vài giờ bày lên kệ. Đó là lý do các tập đoàn, thương hiệu thời trang lớn thường tận dụng tối đa hình ảnh các sao Hollywood hay những người nổi tiếng khác để quảng bá sản phẩm.
Báo chí và các kênh truyền thông góp phần lăng xê và khuyếch tán các xu hướng thời trang.
Sự ra đời của mạng xã hội chưa thể thay thế hoàn toàn báo chí truyền thống. Đây vẫn là kênh thông tin dồi dào và đầy đủ nhất về thế giới mốt hào nhoáng nhưng khó tiếp cận. Nó giúp các khách hàng có thể hiểu rõ hơn và cập nhật đầy đủ kiến thức thời trang qua mỗi mùa. Sự thay đổi nhạy bén trong chiến lược của những tên tuổi lớn như Vogue, Harper's Bazaar, Elle, I-D, chuyển dần từ báo giấy sang báo điện tử đồng thời tích hợp truyền thông đa diện như Youtube, mạng xã hội... giúp báo chí củng cố vị trí trong việc định hình xu hướng.
Kate Middleton từng khiến nhiều nhà mốt sung sướng vì những bộ váy áo cô mặc trước công chúng đều "cháy hàng" chỉ sau vài giờ. Ảnh: Fashionista. |
Giang Bùi