Với việc tiêu thụ 43 triệu tấn tóc giả mỗi năm, Anh là đất nước nhập khẩu tóc lớn thứ 3 thế giới. Hàng ngàn phụ nữ tại xứ sở sương mù sẵn sàng bỏ ra số tiền lên đến 33 triệu đồng như ngôi sao Cheryl Fernandez-Versini hay Mary Berry để có mái tóc giả thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, rất ít người có thể biết được cuộc hành trình ẩn chứa nhiều mối lo ngại trước khi được đưa đến các salon sang chảnh của mái tóc giả.
Hành trình đó được bắt đầu từ ngôi đền có tên Yadagirigutta nằm tại miền nam Ấn Độ, nơi có rất nhiều người phụ nữ nghèo sẵn sàng hiến tế mái tóc của mình.
Những phụ nữ "hiến" mái tóc trinh nguyên
Tại ngôi đền Yadagirigutta thuộc miền nam Ấn Độ, những người phụ nữ với gương mặt khắc khổ xếp thành hàng dài để chờ tới lượt "được" cắt tóc. Hầu hết họ đều có mái tóc "nguyên bản" nhất, chưa một lần uốn nhuộm hay cắt xén, chính vì thế người ta vẫn thường gọi là là những phụ nữ có mái tóc "trinh nguyên".
Không ai khác, chính những thương lái buôn tóc là những người kiểm định chất lượng của những mái tóc và họ cũng là những người chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để cắt phăng mái tóc "trinh nguyên" đó bằng một lưỡi kéo sắc ngọt.
Những mái tóc "trinh nguyên" luôn được giới lái buôn tóc khao khát
Lavanya Kakala là một trong những người kiên nhẫn đứng chờ trong số đó. Lavanya Kakala có mái tóc dài ngang lưng và quyết định "hiến" mái tóc của mình mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. "Tôi làm điều này bởi vì tôi muốn gửi lời cám ơn tới chúa trời. Tôi không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với mái tóc của tôi sau đó. Nếu có một người phụ nữ nào đó có mái tóc xấu xí sử dụng tóc của tôi thì cũng tốt hơn là nó bị ném vào thùng rác" - Người phụ nữ 28 tuổi chia sẻ.
Theo truyền thống, những người nụ nữ sinh sống ở vùng này sẽ hiến tóc của mình cho những ngôi đền Hindu, dù biết rằng mái tóc rồi sẽ được bán cho các tay buôn để kiếm lời. Người ta ước tính, mỗi ngày có khoảng 50 nghìn lượt người tới các ngôi đền Hindu để tham gia vào lễ "hiến tóc". Họ coi đây là một cuộc hành hương mà theo nghi thức, người phụ nữ sẽ phải cạo trọc đầu và phủ một lớp bột gỗ đàn hương để khử trùng.
Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là những người sống ở miền nam đất nước, thường tránh sử dụng hóa chất để gội đầu hay chải đầu thường xuyên. Thay vào đó, họ thường ngâm tóc trong dầu dừa để giữ tóc được bóng mượt. Cũng vì thế mà mái tóc của phụ nữ Ấn Độ thường có màu đen bóng khỏe, các sợi tóc rất dễ tẩy trắng. Đây cũng là lý do biến Ấn Độ trở thành "miếng bánh ngọt" cho các tay buôn tóc đổ xô vào kiếm chác và trở thành đất nước xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới.
Người ta ước tính, tại một ngôi chùa có tên Tirumala mỗi năm thu về khoảng 22 triệu bảng Anh tiền bán tóc cho các thương lái. Theo báo cáo của những người có chức trách thì số tiền này được dùng để chi trả cho chi phí xây trường học, bệnh viện nhưng trên thực tế không ai có thể xác nhận chính xác điểm đến của số tiền khổng lồ này.
Emma Tarlo, giáo sư nhân chủng học tại trường đại học London, tác giả của cuốn sách " The Secret Lives Of Hair" (Cuộc sống bí mật của mái tóc) từng tiết lộ: "Họ đã đi quá xa lời thề của mình. Họ cảm thấy hoan hỉ với những gì mình thu về."
Vấn nạn vì những kẻ kiếm lời từ mái tóc
Những chức trách trong các ngôi đền không phải là thành viên duy nhất trong vụ làm ăn mang tính toàn cầu này. Gây tranh cãi nhất là sự nổi lên của các đại lý tóc, những người thường xuyên đi vòng quanh Châu Á và Đông Âu để thuyết phục phụ nữ bán tóc với mức giá rẻ mạt để thỏa mãn tham vọng làm giàu.
Tại Ấn Độ, những kẻ buôn tóc mánh khóe thường nhắm vào đàn ông để thuyết phục các bà vợ cắt bỏ mái tóc của mình. Họ bỏ ra số tiền khoảng 150 đồng cho các đức ông chồng nếu màn giao dịch thành công. Cũng vì lẽ đó mà đã xảy ra không ít trường hợp các bà vợ bị bắt ép phải cắt đi mái tóc hay bị tấn công, cưỡng chế cắt tóc bởi những kẻ hám lợi. Nhiều trẻ em sống tại các khu ổ chuột bị lừa cạo đầu để đổi lấy đồ chơi. "Tôi bị cưỡng ép bởi một nhóm đàn ông to khỏe để cướp lấy mái tóc. Tôi cũng biết có nhiều phụ nữ khác cũng bị đe dọa và tống tiền" - Một phụ nữ ngậm ngùi chia sẻ.
Giá trị nhất phải kể đến mái tóc của phụ nữ sống ở vùng Đông Âu, nhất là phụ nữ vùng Slavyanka, Nga với đặc tính mềm mại, vàng óng.
Hàng tháng, một hội chợ cắt tóc lại được tổ chức tại các vùng xa xôi của Siberia và Ukraine. Giá của một mái tóc nâu đậm, dài khoảng 60cm sẽ được bán với giá 38 bảng ( khoảng 1 triệu đồng), mái tóc nâu nhạt sẽ có giá 45 bảng (khoảng 1,2 triệu đồng).
Trẻ em khu ổ chuột bị dụ dỗ cắt tóc đổi lấy đồ chơi, phụ nữ bị cưỡng chế, những tù nhân bị ép cắt tóc là những vấn nạn liên quan đến tình trạng buôn tóc
Cũng có tin đồn cho rằng những mái tóc giả từ Đông Âu có nguồn gốc từ các tù nhân bị lính canh cưỡng chế cắt tóc. Mặc dù chưa có một báo cáo nào xác nhận thông tin này nhưng Trung tâm cải tạo tù nhân Moscow thừa nhận rằng rất có thể thực tế này đã xảy ra do quy định về thương mại tóc của đất nước khá lỏng lẻo.
Những mái tóc của phụ nữ Nam Mỹ như Brazil, Peru cũng được đánh giá rất cao vì độ dày. Ở các vùng nông thôn của Peru, nơi mức lương trung bình của người dân mỗi tháng khoảng 70 bảng Anh thì các tay buôn tóc thường đi đến từng nhà để thuyết phục phụ nữ bán lại mái tóc của mình.
Trung bình mỗi ngày, một người phụ nữ sẽ bị rụng từ 50-100 sợi tóc và những thương lái tóc cũng không thể nào bỏ qua một cọng tóc nào. Họ sẽ đi qua các salon tóc hay từng gia đình giới để thu thập những sợi tóc "chết". Vì là tóc đã rụng, không có điều kiện nuôi dưỡng tốt nên các tay buôn sẽ chỉ trả một số tiền rất ít ỏi hoặc đổi bằng vật phẩm cho những người bán tóc rụng.
Bên cạnh đó, họ cũng cố gắng thu thập tóc rụng từ đống rác được quét ra khỏi nhà hay từ bãi rác công cộng và thậm chí là từ những chiếc kẹp, lược và thậm chí là miếng bánh xà phòng có dính tóc. Loại tóc này được gọi là "tóc thải", rất khó để phân loại và làm sách vì thế nó chỉ được bán rất rẻ mạt với mức giá khoảng 5 bảng ( khoagnr 130 nghìn đồng) một mớ.
Hành trình đó được bắt đầu từ ngôi đền có tên Yadagirigutta nằm tại miền nam Ấn Độ, nơi có rất nhiều người phụ nữ nghèo sẵn sàng hiến tế mái tóc của mình.
Những phụ nữ "hiến" mái tóc trinh nguyên
Tại ngôi đền Yadagirigutta thuộc miền nam Ấn Độ, những người phụ nữ với gương mặt khắc khổ xếp thành hàng dài để chờ tới lượt "được" cắt tóc. Hầu hết họ đều có mái tóc "nguyên bản" nhất, chưa một lần uốn nhuộm hay cắt xén, chính vì thế người ta vẫn thường gọi là là những phụ nữ có mái tóc "trinh nguyên".
Không ai khác, chính những thương lái buôn tóc là những người kiểm định chất lượng của những mái tóc và họ cũng là những người chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để cắt phăng mái tóc "trinh nguyên" đó bằng một lưỡi kéo sắc ngọt.
Những mái tóc "trinh nguyên" luôn được giới lái buôn tóc khao khát
Lavanya Kakala là một trong những người kiên nhẫn đứng chờ trong số đó. Lavanya Kakala có mái tóc dài ngang lưng và quyết định "hiến" mái tóc của mình mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. "Tôi làm điều này bởi vì tôi muốn gửi lời cám ơn tới chúa trời. Tôi không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với mái tóc của tôi sau đó. Nếu có một người phụ nữ nào đó có mái tóc xấu xí sử dụng tóc của tôi thì cũng tốt hơn là nó bị ném vào thùng rác" - Người phụ nữ 28 tuổi chia sẻ.
Theo truyền thống, những người nụ nữ sinh sống ở vùng này sẽ hiến tóc của mình cho những ngôi đền Hindu, dù biết rằng mái tóc rồi sẽ được bán cho các tay buôn để kiếm lời. Người ta ước tính, mỗi ngày có khoảng 50 nghìn lượt người tới các ngôi đền Hindu để tham gia vào lễ "hiến tóc". Họ coi đây là một cuộc hành hương mà theo nghi thức, người phụ nữ sẽ phải cạo trọc đầu và phủ một lớp bột gỗ đàn hương để khử trùng.
Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là những người sống ở miền nam đất nước, thường tránh sử dụng hóa chất để gội đầu hay chải đầu thường xuyên. Thay vào đó, họ thường ngâm tóc trong dầu dừa để giữ tóc được bóng mượt. Cũng vì thế mà mái tóc của phụ nữ Ấn Độ thường có màu đen bóng khỏe, các sợi tóc rất dễ tẩy trắng. Đây cũng là lý do biến Ấn Độ trở thành "miếng bánh ngọt" cho các tay buôn tóc đổ xô vào kiếm chác và trở thành đất nước xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới.
Người ta ước tính, tại một ngôi chùa có tên Tirumala mỗi năm thu về khoảng 22 triệu bảng Anh tiền bán tóc cho các thương lái. Theo báo cáo của những người có chức trách thì số tiền này được dùng để chi trả cho chi phí xây trường học, bệnh viện nhưng trên thực tế không ai có thể xác nhận chính xác điểm đến của số tiền khổng lồ này.
Emma Tarlo, giáo sư nhân chủng học tại trường đại học London, tác giả của cuốn sách " The Secret Lives Of Hair" (Cuộc sống bí mật của mái tóc) từng tiết lộ: "Họ đã đi quá xa lời thề của mình. Họ cảm thấy hoan hỉ với những gì mình thu về."
Vấn nạn vì những kẻ kiếm lời từ mái tóc
Những chức trách trong các ngôi đền không phải là thành viên duy nhất trong vụ làm ăn mang tính toàn cầu này. Gây tranh cãi nhất là sự nổi lên của các đại lý tóc, những người thường xuyên đi vòng quanh Châu Á và Đông Âu để thuyết phục phụ nữ bán tóc với mức giá rẻ mạt để thỏa mãn tham vọng làm giàu.
Tại Ấn Độ, những kẻ buôn tóc mánh khóe thường nhắm vào đàn ông để thuyết phục các bà vợ cắt bỏ mái tóc của mình. Họ bỏ ra số tiền khoảng 150 đồng cho các đức ông chồng nếu màn giao dịch thành công. Cũng vì lẽ đó mà đã xảy ra không ít trường hợp các bà vợ bị bắt ép phải cắt đi mái tóc hay bị tấn công, cưỡng chế cắt tóc bởi những kẻ hám lợi. Nhiều trẻ em sống tại các khu ổ chuột bị lừa cạo đầu để đổi lấy đồ chơi. "Tôi bị cưỡng ép bởi một nhóm đàn ông to khỏe để cướp lấy mái tóc. Tôi cũng biết có nhiều phụ nữ khác cũng bị đe dọa và tống tiền" - Một phụ nữ ngậm ngùi chia sẻ.
Giá trị nhất phải kể đến mái tóc của phụ nữ sống ở vùng Đông Âu, nhất là phụ nữ vùng Slavyanka, Nga với đặc tính mềm mại, vàng óng.
Hàng tháng, một hội chợ cắt tóc lại được tổ chức tại các vùng xa xôi của Siberia và Ukraine. Giá của một mái tóc nâu đậm, dài khoảng 60cm sẽ được bán với giá 38 bảng ( khoảng 1 triệu đồng), mái tóc nâu nhạt sẽ có giá 45 bảng (khoảng 1,2 triệu đồng).
Trẻ em khu ổ chuột bị dụ dỗ cắt tóc đổi lấy đồ chơi, phụ nữ bị cưỡng chế, những tù nhân bị ép cắt tóc là những vấn nạn liên quan đến tình trạng buôn tóc
Cũng có tin đồn cho rằng những mái tóc giả từ Đông Âu có nguồn gốc từ các tù nhân bị lính canh cưỡng chế cắt tóc. Mặc dù chưa có một báo cáo nào xác nhận thông tin này nhưng Trung tâm cải tạo tù nhân Moscow thừa nhận rằng rất có thể thực tế này đã xảy ra do quy định về thương mại tóc của đất nước khá lỏng lẻo.
Những mái tóc của phụ nữ Nam Mỹ như Brazil, Peru cũng được đánh giá rất cao vì độ dày. Ở các vùng nông thôn của Peru, nơi mức lương trung bình của người dân mỗi tháng khoảng 70 bảng Anh thì các tay buôn tóc thường đi đến từng nhà để thuyết phục phụ nữ bán lại mái tóc của mình.
Trung bình mỗi ngày, một người phụ nữ sẽ bị rụng từ 50-100 sợi tóc và những thương lái tóc cũng không thể nào bỏ qua một cọng tóc nào. Họ sẽ đi qua các salon tóc hay từng gia đình giới để thu thập những sợi tóc "chết". Vì là tóc đã rụng, không có điều kiện nuôi dưỡng tốt nên các tay buôn sẽ chỉ trả một số tiền rất ít ỏi hoặc đổi bằng vật phẩm cho những người bán tóc rụng.
Bên cạnh đó, họ cũng cố gắng thu thập tóc rụng từ đống rác được quét ra khỏi nhà hay từ bãi rác công cộng và thậm chí là từ những chiếc kẹp, lược và thậm chí là miếng bánh xà phòng có dính tóc. Loại tóc này được gọi là "tóc thải", rất khó để phân loại và làm sách vì thế nó chỉ được bán rất rẻ mạt với mức giá khoảng 5 bảng ( khoagnr 130 nghìn đồng) một mớ.
Theo Minh Thùy (Khám Phá)