Điểm khác biệt của thời trang thiết kế nằm ở form dáng sản phẩm khi lên người mặc, và thiết kế thể hiện cái tôi là duy nhất, khác biệt của người mặc. Chưa kể thêm về chất liệu và đường cắt tỉ mỉ, chứ không sản xuất theo dây chuyền hàng loạt.
Trong những năm gần đây, các thương hiệu thời trang thiết kế đã du nhập và xuất hiện tại Việt Nam. Mỗi thương hiệu lại sở hữu một đặc trưng riêng, đáp ứng được nhu cầu định hình phong cách của người mặc. Ví như nhà thiết kế “chic” nhất Hà Nội do tạp chí Surface Asia Singapore, Hà Trương có những sản phẩm rất đơn giản trong kiểu dáng, nhưng lại vô cùng cầu kỳ trong chất liệu và đường may.
Vest là một trong những thiết kế dễ ứng dụng nhất, Vest tạo sự chuyên nghiệp và phong cách cho người mặc, nhưng không kém phần sexy
Sản phẩm của Lê Hà trong thương hiệu LEA’S, lại trung thành với phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng, với những điểm phá cách tinh tế tạo nên nét cuốn hút không thể chối từ. Hay thiết kế của La Phạm, lại là sự tinh tế từ chất liệu cho tới thiết kế của phong cách thời trang tối giản. Dù là bất kỳ sản phẩm nào La Phạm đều đem tới cho người mặc thần thái của một người phụ nữ trưởng thành, chín chắn, và biết nuông chiều bản thân.
Sự khác nhau về phong cách của từng thương hiệu thời trang được thể hiện một cách rõ rệt. Có lẽ điểm tương đồng duy nhất của các thương hiệu thời trang độc lập này nằm ở sự tỉ mỉ trong lựa chọn về chất liệu, và những đường cắt tinh xảo. Ví đơn giản như các chất liệu cao cấp và “khó nhằn” như vải lụa và nhung đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh xảo trong cách may.
Nhà thiết kế La Phạm, nổi bật trong các thiết kế vải nhung cho hay, để xếp và may các sản phẩm nhung trong các thiết kế không bị xô lệch có thể mất hàng giờ chăm chút và tỉ mỉ sắp xếp vải với nhau. Có lẽ vì vậy nên những bộ trang phục luôn lên chuẩn đúng phom như được “đo ni đóng giày” cho người mặc. Đó là những “định nghĩa” chính xác về “thời trang thiết kế”, chứ không phải chỉ là nhãn đắt đỏ về giá cả.
Chất liệu cao cấp cũng đã khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Vậy nên, thực chất, yếu tố “đắt” được hiểu trong thời trang thiết kế là không hợp lý. Với chất liệu cao cấp những trang phục thiết kế thường có tuổi đời kéo dài hơn, nhưng cũng đòi hỏi “chăm sóc” hơn. Kiểu dáng được tính toán, lựa chọn cẩn thận nên cũng khó lỗi mốt.
So với việc mua nhiều bộ quần áo chỉ mặc được vài dịp đã hỏng hay trở nên lạc hậu, một bộ quần áo cao cấp là hàng thiết kế sẽ là lựa chọn tối ưu. Thêm vào đó, khác với lầm tưởng đắt đỏ của nhiều người, các trang phục thiết kế cũng có nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 900.000đ tới vài triệu đồng, chứ không phải tất cả đều được tính tới bảy, tám chữ số.
Yếu tố cuối cùng khiến người mua vẫn còn ngần ngại khi lựa chọn các sản phẩm thời trang thiết kế là tính ứng dụng. Những bộ sưu tập phá cách, độc đáo được trình diễn trong fashion shows đã khiến nhiều người lầm tưởng các sản phẩm thiết kế cao cấp đều chỉ mang tính nghệ thuật, là lời tuyên ngôn “cái tôi” của các nhà thiết kế.
Sự thật là thời trang thiết kế cao cấp không thiếu những trang phục Ready-To-Wear, các sản phẩm này không quá bị bay bổng, thả hồn và quá phá cách như trong các bộ sưu tập, nhưng vẫn giữ lại phần thiết kế, và phong cách của người thiết kế. Suy cho tới cùng, thời trang cũng là thể hiện cái tôi của người mặc. Mà cái tôi thì có mấy khi giống nhau giữa từng người.
Hãy cùng xem cách những fashionista của làng thời trang Việt Nam diện đồ thiết kế cao cấp như thế nào!
Kiểu dáng đơn giản, nhưng những chi tiết nhấn nhá tinh tế như đường may viền trắng được bố trí hợp lý vẫn tạo nên nét cuốn hút cho HaKino
Áo len cao cổ và chân váy
Kết hợp cả bộ nhung: Quần nhung và áo nhung vẫn không khiến Trang Khiếu bị “dừ”
Đầm dài tay không bao giờ là trang phục lỗi mốt trong mùa thu đông
Siêu mẫu Hà Anh với chiếc đầm vàng sang trọng của thương hiệu Hà Trương vẫn không hề lạc lõng trong khung cảnh đường phố
Áo croptop với thiết kế đơn giản cổ chữ V cắt sâu, chiều dài chớm eo của thương hiệu Mirror Mirror By Ha Truong giúp người mặc khoe được vòng 2 quyến rũ
HàKino trong thiết kế chất, và phong cách của OCHE
Thiết kế đầm lưới dài của thương hiệu OCHE
Trong những năm gần đây, các thương hiệu thời trang thiết kế đã du nhập và xuất hiện tại Việt Nam. Mỗi thương hiệu lại sở hữu một đặc trưng riêng, đáp ứng được nhu cầu định hình phong cách của người mặc. Ví như nhà thiết kế “chic” nhất Hà Nội do tạp chí Surface Asia Singapore, Hà Trương có những sản phẩm rất đơn giản trong kiểu dáng, nhưng lại vô cùng cầu kỳ trong chất liệu và đường may.
Vest là một trong những thiết kế dễ ứng dụng nhất, Vest tạo sự chuyên nghiệp và phong cách cho người mặc, nhưng không kém phần sexy
Sản phẩm của Lê Hà trong thương hiệu LEA’S, lại trung thành với phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng, với những điểm phá cách tinh tế tạo nên nét cuốn hút không thể chối từ. Hay thiết kế của La Phạm, lại là sự tinh tế từ chất liệu cho tới thiết kế của phong cách thời trang tối giản. Dù là bất kỳ sản phẩm nào La Phạm đều đem tới cho người mặc thần thái của một người phụ nữ trưởng thành, chín chắn, và biết nuông chiều bản thân.
Sự khác nhau về phong cách của từng thương hiệu thời trang được thể hiện một cách rõ rệt. Có lẽ điểm tương đồng duy nhất của các thương hiệu thời trang độc lập này nằm ở sự tỉ mỉ trong lựa chọn về chất liệu, và những đường cắt tinh xảo. Ví đơn giản như các chất liệu cao cấp và “khó nhằn” như vải lụa và nhung đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh xảo trong cách may.
Nhà thiết kế La Phạm, nổi bật trong các thiết kế vải nhung cho hay, để xếp và may các sản phẩm nhung trong các thiết kế không bị xô lệch có thể mất hàng giờ chăm chút và tỉ mỉ sắp xếp vải với nhau. Có lẽ vì vậy nên những bộ trang phục luôn lên chuẩn đúng phom như được “đo ni đóng giày” cho người mặc. Đó là những “định nghĩa” chính xác về “thời trang thiết kế”, chứ không phải chỉ là nhãn đắt đỏ về giá cả.
Chất liệu cao cấp cũng đã khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Vậy nên, thực chất, yếu tố “đắt” được hiểu trong thời trang thiết kế là không hợp lý. Với chất liệu cao cấp những trang phục thiết kế thường có tuổi đời kéo dài hơn, nhưng cũng đòi hỏi “chăm sóc” hơn. Kiểu dáng được tính toán, lựa chọn cẩn thận nên cũng khó lỗi mốt.
So với việc mua nhiều bộ quần áo chỉ mặc được vài dịp đã hỏng hay trở nên lạc hậu, một bộ quần áo cao cấp là hàng thiết kế sẽ là lựa chọn tối ưu. Thêm vào đó, khác với lầm tưởng đắt đỏ của nhiều người, các trang phục thiết kế cũng có nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 900.000đ tới vài triệu đồng, chứ không phải tất cả đều được tính tới bảy, tám chữ số.
Yếu tố cuối cùng khiến người mua vẫn còn ngần ngại khi lựa chọn các sản phẩm thời trang thiết kế là tính ứng dụng. Những bộ sưu tập phá cách, độc đáo được trình diễn trong fashion shows đã khiến nhiều người lầm tưởng các sản phẩm thiết kế cao cấp đều chỉ mang tính nghệ thuật, là lời tuyên ngôn “cái tôi” của các nhà thiết kế.
Sự thật là thời trang thiết kế cao cấp không thiếu những trang phục Ready-To-Wear, các sản phẩm này không quá bị bay bổng, thả hồn và quá phá cách như trong các bộ sưu tập, nhưng vẫn giữ lại phần thiết kế, và phong cách của người thiết kế. Suy cho tới cùng, thời trang cũng là thể hiện cái tôi của người mặc. Mà cái tôi thì có mấy khi giống nhau giữa từng người.
Hãy cùng xem cách những fashionista của làng thời trang Việt Nam diện đồ thiết kế cao cấp như thế nào!
Kiểu dáng đơn giản, nhưng những chi tiết nhấn nhá tinh tế như đường may viền trắng được bố trí hợp lý vẫn tạo nên nét cuốn hút cho HaKino
Áo len cao cổ và chân váy
Kết hợp cả bộ nhung: Quần nhung và áo nhung vẫn không khiến Trang Khiếu bị “dừ”
Đầm dài tay không bao giờ là trang phục lỗi mốt trong mùa thu đông
Siêu mẫu Hà Anh với chiếc đầm vàng sang trọng của thương hiệu Hà Trương vẫn không hề lạc lõng trong khung cảnh đường phố
Áo croptop với thiết kế đơn giản cổ chữ V cắt sâu, chiều dài chớm eo của thương hiệu Mirror Mirror By Ha Truong giúp người mặc khoe được vòng 2 quyến rũ
HàKino trong thiết kế chất, và phong cách của OCHE
Thiết kế đầm lưới dài của thương hiệu OCHE
(Theo Khám phá).