Đôi chân của bạn, theo đúng nghĩa đen, là nền tảng của cơ thể của bạn. Đã là nền tảng của một cấu trúc thì cần phải mạnh mẽ, do vậy, đôi bàn chân cần được quan tâm, chăm sóc 200%!
Các phương pháp châm cứu cổ xưa cũng cho rằng, đôi chân của bạn chịu áp lực tối đa của cơ thể và một số điểm huyệt trên chân có thể chữa được nhiều căn bệnh trong cơ thể. Các điểm huyệt này có thể giải quyết rất nhiều vấn đề của bạn như: đau nhức cơ thể, đau đầu hay thậm chí là rối loạn dạ dày. Bạn chưa hoàn toàn tin vào châm cứu? Vậy thì hãy xem một số tác dụng sau để chăm sóc đôi chân của mình chu đáo hơn:
Đau lưng
Cách bạn lựa chọn một đôi giày như thế nào? Hãy chọn kích cỡ và chất liệu thoải mái, đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn được an toàn. Đi một đôi giày không vừa chân, quá chật hay quá rộng, có thể gây ra đau nhức cơ thể. Và nếu bạn sử dụng liên tục một đôi giày không thoải mái như vậy cũng có thể dẫn đến tư thế cơ thể xiên, vẹo và đau cột sống.
Khi lựa chọn giày chạy, bạn cần tránh mua các thương hiệu không có tên tuổi, giá rẻ và kém chất lượng. Một loạt các thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay sẽ cho bạn cơ hội lựa chọn thoải mái hơn. Chúng được thiết kế theo cách giúp cân bằng trọng lượng của cơ thể. Thử giày ít nhất hai lần trước khi quyết định mua chúng và đảm bảo rằng, chúng không quá chật như lò ép đôi chân bạn!
Phản ánh các vấn đề sức khỏe
Bàn chân của bạn có thể phản ánh các dấu hiệu bệnh tật trước của cơ thể. Các vấn đề bệnh tật như tiểu đường, viêm khớp và nhiều bệnh khác có liên quan đến hệ thống tuần hoàn và thần kinh có biểu hiện ban đầu trên đôi chân của bạn.
Chẳng hạn, hiện tượng nứt da, sưng đau dưới bàn chân có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Mức đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh ở chân, gây ra những vết nứt da, sưng tấy, chảy mủ và có mùi. Nếu không được điều trị, các vết loét này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, đôi khi phải cắt bỏ chân. Hay người có móng chân bị trũng xuống hình muỗng thường bị thiếu máu (do thiếu chất sắt) từ mức trung bình đến nghiêm trọng, do các tế bào máu không có đủ huyết cầu tố (một loại protein giàu chất sắt chuyên mang oxy đi nuôi khắp cơ thể).
Bạn có thể kiểm tra tình trạng thể chất của mình bằng cách quan sát và chạm vào đôi chân của mình. Khi không khỏe, bàn chân của bạn sẽ thay đổi màu sắc, nhiệt độ và hình dáng. Bàn chân trở lạnh là do máu lưu thông kém. Vì vậy, khi cảm thấy chân lạnh toát hoặc có dấu hiệu thất thường, hãy tới gặp bác sĩ và kiểm tra.
Dễ bị nhiễm trùng
Nếu bị thương hoặc có vết cắt trên chân, bạn cần đi khám ngay lập tức. Khi bàn chân của bạn tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn những bộ phận khác. Vì vậy, bạn phải cẩn thận với các vết đứt và vết bầm tím trên đôi chân của mình. Màu sắc của ngón chân của bạn cũng có thể cho bạn biết về bệnh đau dạ dày, gan yếu và rất nhiều vấn đề liên quan đến dạ dày khác. Hãy chắc chắn rằng, bạn đang duy trì một thói quen vệ sinh đôi chân ở mức độ cao để tránh xa viêm nhiễm. Hầu hết đàn ông đều khó thực hiện được điều này, nhưng nếu hình thành thói quen chăm sóc chân tốt, chắc chắn bạn sẽ phòng ngừa được nhiều chứng bệnh không đáng có.
Mỗi bàn chân của chúng ta có 33 khớp xương, 100 gân, rất nhiều cơ, dây chằng, vô số các các dây thần kinh và mạch máu nối liền với tim, cột sống và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, cần chăm sóc chân đúng cách để đảm bảo sức khỏe của bạn tốt hơn. Đừng tiếc ví tiền bỏ ra cho một đôi giày thoải mái, dễ chịu để chăm sóc chân, chăm sóc sức khỏe lâu dài cho bản thân!
Các phương pháp châm cứu cổ xưa cũng cho rằng, đôi chân của bạn chịu áp lực tối đa của cơ thể và một số điểm huyệt trên chân có thể chữa được nhiều căn bệnh trong cơ thể. Các điểm huyệt này có thể giải quyết rất nhiều vấn đề của bạn như: đau nhức cơ thể, đau đầu hay thậm chí là rối loạn dạ dày. Bạn chưa hoàn toàn tin vào châm cứu? Vậy thì hãy xem một số tác dụng sau để chăm sóc đôi chân của mình chu đáo hơn:
Đau lưng
Cách bạn lựa chọn một đôi giày như thế nào? Hãy chọn kích cỡ và chất liệu thoải mái, đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn được an toàn. Đi một đôi giày không vừa chân, quá chật hay quá rộng, có thể gây ra đau nhức cơ thể. Và nếu bạn sử dụng liên tục một đôi giày không thoải mái như vậy cũng có thể dẫn đến tư thế cơ thể xiên, vẹo và đau cột sống.
Khi lựa chọn giày chạy, bạn cần tránh mua các thương hiệu không có tên tuổi, giá rẻ và kém chất lượng. Một loạt các thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay sẽ cho bạn cơ hội lựa chọn thoải mái hơn. Chúng được thiết kế theo cách giúp cân bằng trọng lượng của cơ thể. Thử giày ít nhất hai lần trước khi quyết định mua chúng và đảm bảo rằng, chúng không quá chật như lò ép đôi chân bạn!
Phản ánh các vấn đề sức khỏe
Bàn chân của bạn có thể phản ánh các dấu hiệu bệnh tật trước của cơ thể. Các vấn đề bệnh tật như tiểu đường, viêm khớp và nhiều bệnh khác có liên quan đến hệ thống tuần hoàn và thần kinh có biểu hiện ban đầu trên đôi chân của bạn.
Chẳng hạn, hiện tượng nứt da, sưng đau dưới bàn chân có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Mức đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh ở chân, gây ra những vết nứt da, sưng tấy, chảy mủ và có mùi. Nếu không được điều trị, các vết loét này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, đôi khi phải cắt bỏ chân. Hay người có móng chân bị trũng xuống hình muỗng thường bị thiếu máu (do thiếu chất sắt) từ mức trung bình đến nghiêm trọng, do các tế bào máu không có đủ huyết cầu tố (một loại protein giàu chất sắt chuyên mang oxy đi nuôi khắp cơ thể).
Bạn có thể kiểm tra tình trạng thể chất của mình bằng cách quan sát và chạm vào đôi chân của mình. Khi không khỏe, bàn chân của bạn sẽ thay đổi màu sắc, nhiệt độ và hình dáng. Bàn chân trở lạnh là do máu lưu thông kém. Vì vậy, khi cảm thấy chân lạnh toát hoặc có dấu hiệu thất thường, hãy tới gặp bác sĩ và kiểm tra.
Dễ bị nhiễm trùng
Nếu bị thương hoặc có vết cắt trên chân, bạn cần đi khám ngay lập tức. Khi bàn chân của bạn tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn những bộ phận khác. Vì vậy, bạn phải cẩn thận với các vết đứt và vết bầm tím trên đôi chân của mình. Màu sắc của ngón chân của bạn cũng có thể cho bạn biết về bệnh đau dạ dày, gan yếu và rất nhiều vấn đề liên quan đến dạ dày khác. Hãy chắc chắn rằng, bạn đang duy trì một thói quen vệ sinh đôi chân ở mức độ cao để tránh xa viêm nhiễm. Hầu hết đàn ông đều khó thực hiện được điều này, nhưng nếu hình thành thói quen chăm sóc chân tốt, chắc chắn bạn sẽ phòng ngừa được nhiều chứng bệnh không đáng có.
Mỗi bàn chân của chúng ta có 33 khớp xương, 100 gân, rất nhiều cơ, dây chằng, vô số các các dây thần kinh và mạch máu nối liền với tim, cột sống và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, cần chăm sóc chân đúng cách để đảm bảo sức khỏe của bạn tốt hơn. Đừng tiếc ví tiền bỏ ra cho một đôi giày thoải mái, dễ chịu để chăm sóc chân, chăm sóc sức khỏe lâu dài cho bản thân!