bespoke bắt nguồn từ Savile Row (London) - con phố may mặc cao cấp và nổi tiếng nhất châu Âu. Ban đầu, nó có nghĩa đơn giản "mỗi súc vải một khách hàng". Sau này, bespoke được hiểu rộng hơn trong lĩnh vực thời trang, dần đổi nghĩa thành "hàng thửa đơn chiếc".
Việc làm ra một đôi giày bespoke phải tốn khá nhiều thời gian và chi phí, bởi đây là loại giày "độc nhất vô nhị", phải đúng chủ nhân của chiếc giày thì mới đi vừa chân nhờ được đóng dựa trên thông số đo từ chân của người đặt hàng. Đây là một kiểu hàng độc và không có sản phẩm thứ hai.
Tiếp theo, người thợ và khách hàng phải trao đổi thông tin rất nhiều về kiểu dáng, chất liệu da mặt, da lót, màu sắc, màu da lót, màu đế, các chi tiết đục lỗ... Công đoạn lấy số đo, tìm hiểu sở thích đi đứng, sờ nắn bàn chân, ghi chép cẩn thận những chỗ xương, khớp, điểm gồ ghề trên chân và thậm chí mổ xẻ từng đôi giày cũ được khách đi nhiều để xem kiểu mòn như thế nào... cũng là những điều làm nên nét độc đáo của giày bespoke.
Người khách sẽ tham gia vào quá trình chỉnh sửa, được mang giày thử trong vài tuần để cảm nhận và phản hồi về độ vừa vặn trước khi người thợ làm thành sản phẩm cuối cùng.
Giày bespoke không chỉ có các chi tiết được làm thủ công tỉ mỉ, phù hợp với sở thích cá nhân mà còn đem lại sự thoải mái nhờ các chất liệu cao cấp được tuyển chọn kỹ. Khách hàng sẽ không cần đi một thời gian để hợp chân và mềm da như các loại giày bán sẵn. Từng đôi giày sẽ vừa khít với từng đôi chân ngay từ ngày đầu tiên.
Để đặt những đôi bespoke đòi hỏi khách hàng phải kiên nhẫn và có thể tham gia vào mọi quá trình thiết kế cũng như đóng giày. Một đôi thường làm mất khoảng 3-6 tháng hoặc lâu hơn, chi phí cũng rất đa dạng, từ khoảng 1.500 USD tới cả chục nghìn USD, tùy vào loại da và nhà đóng giày.
Tại Berluti (Pháp), giá khởi điểm khoảng 6.000EUR cho đôi đầu tiên và đôi thứ 2 cùng last (phom giày) lại rẻ hơn vì sử dụng lại last. Còn giá một đôi giày tại Corthay (Pháp) khoảng 5.300 EUR; Gaziano & Girling (Anh) giá tầm 5.450 EUR; John Lobb (Paris) giá 6.000 EUR, Zegna (Anh) khoảng 8.400USD. Hầu hết khách hàng của giày bespoke là nam vì họ thường có phong cách cổ điển, ít thay đổi.
Một đôi giày bespoke tại Namidori giá khoảng 15 triệu đồng. Số đông khách khác tìm đến Namidori cũng yêu cầu đóng riêng, nhưng thường chọn MTM (make to measurement) hoặc MTO (make to order) với thời gian ngắn hơn 3-4 tuần và chi phí thấp hơn bespoke, khoảng 6 triệu đồng và được đóng theo ý thích. Kỳ Hân
Việc làm ra một đôi giày bespoke phải tốn khá nhiều thời gian và chi phí, bởi đây là loại giày "độc nhất vô nhị", phải đúng chủ nhân của chiếc giày thì mới đi vừa chân nhờ được đóng dựa trên thông số đo từ chân của người đặt hàng. Đây là một kiểu hàng độc và không có sản phẩm thứ hai.
Giày bespoke được làm thủ công tỉ mỉ, phù hợp với sở thích cá nhân và sử dụng các chất liệu cao cấp được tuyển chọn kỹ. |
Người khách sẽ tham gia vào quá trình chỉnh sửa, được mang giày thử trong vài tuần để cảm nhận và phản hồi về độ vừa vặn trước khi người thợ làm thành sản phẩm cuối cùng.
Một đôi giày bespoke thường làm mất khoảng 3-6 tháng hoặc lâu hơn, chi phí cũng rất đa dạng. |
Để đặt những đôi bespoke đòi hỏi khách hàng phải kiên nhẫn và có thể tham gia vào mọi quá trình thiết kế cũng như đóng giày. Một đôi thường làm mất khoảng 3-6 tháng hoặc lâu hơn, chi phí cũng rất đa dạng, từ khoảng 1.500 USD tới cả chục nghìn USD, tùy vào loại da và nhà đóng giày.
Tại Berluti (Pháp), giá khởi điểm khoảng 6.000EUR cho đôi đầu tiên và đôi thứ 2 cùng last (phom giày) lại rẻ hơn vì sử dụng lại last. Còn giá một đôi giày tại Corthay (Pháp) khoảng 5.300 EUR; Gaziano & Girling (Anh) giá tầm 5.450 EUR; John Lobb (Paris) giá 6.000 EUR, Zegna (Anh) khoảng 8.400USD. Hầu hết khách hàng của giày bespoke là nam vì họ thường có phong cách cổ điển, ít thay đổi.
namidori sử dụng các nguyên liệu da bê nhập từ Pháp, Italy để làm nên những đôi giày bespoke cao cấp. |
Giày MTM (made-to-measure) được làm dựa trên last có sẵn của giày bán sẵn, sau đó sửa lại để vừa với chân khách hàng. Khách hàng có thể chọn da, chọn màu, loại đế, loại da lót và các yếu tố thiết kế khác. Còn giày MTO (made-to-order) lại dùng last có sẵn, không chỉnh sửa nhưng khách hàng có thể chọn da, màu, loại đế, loại da lót và các yếu tố thiết kế khác. Xem thêm .