Đông đảo giới yêu thời trang đổ về London Fashion Week, thưởng thức hôm 16/9. Bộ sưu tập Xuân Hè 2019 đánh dấu chặng đường 10 năm sự nghiệp thiết kế của bà Beck. Đây cũng là lần đầu tiên Victoria trình diễn bộ sưu tập ở quê nhà London. Kết thúc show, Victoria bước ra chào khán giả, ôm chầm các con trên hàng ghế đầu và nói: "Hôm nay là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Tôi thực sự hạnh phúc khi được ăn mừng ngày kỷ niệm tại quê nhà".
* Victoria chụp bộ ảnh kỷ niệm 10 năm sự nghiệp cho Vogue Anh Trước show nửa tháng, Victoria thực hiện bộ ảnh với ý tưởng chui trong chiếc túi mua sắm khổng lồ mang tên hãng thời trang của mình. Năm 2008, Marc Jacobs cũng để Vic chui ra từ chiếc túi mua sắm. Bộ ảnh là sự khởi đầu cho hành trình Vic bước vào ngành công nghiệp thời trang với vai trò thiết kế. Vic nói: "Còn cách nào hay hơn để khắc họa câu chuyện 10 năm bằng việc tái hiện bộ ảnh khi xưa?".
Victoria Beckham ra mắt thương hiệu cùng tên tại London vào năm 2008 với bộ sưu tập đầu tiên trình diễn ở New York Fashion Week. Khi Vic bước vào lĩnh vực thiết kế thời trang, không ai tin cô làm nên chuyện bởi giới thiết kế đầy rẫy tên tuổi gạo cội. Thời mới ra mắt, những mẫu thiết kế của cô bị cố huyền thoại Alexander McQueen chê thảm hại.
Bỏ mặc những lời , bà Becks đều đặn ra mắt hai bộ sưu tập một năm, chăm chỉ liên hệ với các tạp chí thời trang để quảng bá. Biểu tượng thời trang Anh còn tận dụng hình ảnh người nổi tiếng và những mối quan hệ quyền lực để PR cho thương hiệu. Cô nói trên tờ Telegraph: "Những nhận xét chưa tích cực mà người ta dành cho tôi, tôi thấy chẳng sai chút nào cả. Tôi lấy đó để học hỏi và làm bản thân tốt hơn, chứ không mong chờ người ta nịnh hót mình".
Sau hai mùa đầu còn "non tay", giới chuyên môn chứng kiến sự thay đổi tích cực trong các thiết kế của Vic. Trong 10 năm qua, cô trở thành biểu tượng phong cách và nhà thiết kế thời trang được thế giới công nhận. Năm 2011, tờ Daily Telegraph viết: "Giờ mọi người chỉ mong có được một chiếc vé tới buổi trình diễn hai lần mỗi năm của cô tại Tuần lễ thời trang New York". Một năm sau, Victoria được tờ The Guardian gọi là "Nữ hoàng thời trang xứ London". Năm 2014, cô được vinh danh trên tạp chí Managament Today là "Doanh nhân thành công nhất nước Anh" về những đóng góp cho ngành công nghiệp thời trang Anh. Bà mẹ bốn con còn được trao hai giải thưởng Thời trang Anh (BFA), một đề cử "Nhà thiết kế của năm" 2015, vào top Phụ nữ ảnh hưởng nhất 2015. Trên tờ Telegraph, Victoria Beckham được xưng tụng là "tay ngang" thành công hiếm có của làng mốt.
Lối thiết kế tối giản trên nền chất liệu cao cấp, kết hợp cách phối màu sắc hài hòa là trong nền công nghiệp thời trang khắc nghiệt. Phong cách này không chỉ được hưởng ứng bởi giới chuyên môn mà còn mang đến thành công doanh thu liên tục trong nhiều năm. Từ năm 2011 đến 2012, thương hiệu thời trang của Victoria thu về 60 triệu bảng và tăng lên 470 triệu bảng trong năm 2015. Nhờ tính ứng dụng cao, trang phục của bà Becks được nhiều ngôi sao lựa chọn, trong đó có Oprah Winfrey, Miranda Kerr, Kim Kardashian... Sự thành công khiến tổng biên tập Vogue Mỹ - Anna Wintour - khen ngợi Vic là người "có nền tảng và sự nhạy cảm tuyệt vời về thời trang".
Tuy nhiên, năm 2016, Victoria Beckham thất bại. Công ty của chồng cô - David Beckham - phải chi 5,2 triệu bảng để bù vào khoản nợ lên tới 6,2 triệu bảng. Nguyên nhân được cho là việc mạnh tay đầu tư hơn 3 triệu bảng vào các cửa hàng xa xỉ ở Mayfair, London trong năm 2014 không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Nhiều người lo ngại cho thương hiệu của Vic. Nhưng theo New York Times, cú "ngã ngựa" không thấm tháp gì với Vic vì ngay sau đó cô nhận được hậu thuẫn từ chồng và Simon Fuller - nhà quản lý âm nhạc người Anh, một người bạn của Vic. Cũng trong khoảng thời gian này, Victoria đã kịp lên kế hoạch kinh doanh mới cho năm 2017 và thu về một khoản lên tới 30 triệu bảng. Các chuyên gia cho rằng số tiền đó có thể giúp thương hiệu thời trang Victoria Beckham bước sang năm thứ 10.
Năm 2017, Vic bắt tay hãng bán lẻ Target tấn công phân khúc bình dân và đạt thành tựu to lớn. Không dừng lại ở đó, cô cho ra mắt dòng sản phẩm quần áo cho trẻ em. Nắm bắt tình hình phát triển như vũ bão của xu hướng thời trang thể thao, bà Becks kết đôi với Reebok. Bộ sưu tập được Glamour đánh giá tạo ra một bước tiến mới trong sự nghiệp của Vic, tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Trong một bài phỏng vấn với Elle, cô từng nói: "Khoảng thời gian ở Spice Girls rất vui và thú vị. Nhưng khi đó tôi chưa bao giờ là một người hát tốt nhất hay nhảy đẹp nhất. Tôi yêu thời trang và đó mới thực sự là điều tôi hứng thú. Nhìn lại quá khứ, từ cách tôi ăn mặc cho đến cư xử, tôi nghĩ nó thể hiện phần nào sự thiếu tự tin. Còn hiện tại tôi rất tự tin với chính mình". Nhiều người nói Vic có duyên với thời trang khi nhiều tên tuổi lớn trong làng giải trí cũng gia nhập làng thiết kế như Beyonce với Beyoncé's Deréon hay Gwen Stefani với Gwen Stefani's L.A.M.B. đều không đạt được thành công rực rỡ như cô. Từ một cựu thành viên của Spice Girls với bộ sưu tập đầu tiên vỏn vẹn 10 thiết kế bị chê không có chuyên môn, Victoria Beckham giờ đã sở hữu trong tay 400 cửa hàng ở 100 quốc gia. Theo CNBC, đó là thành tích đáng nể mà không phải nhà thiết kế tài năng nào cũng có thể làm.
Trà Phạm
* Victoria chụp bộ ảnh kỷ niệm 10 năm sự nghiệp cho Vogue Anh
Victoria diện áo phông do cô thiết kế. Sản phẩm nằm trong bộ sưu tập giới hạn nhân 10 năm sự nghiệp, in hình ảnh nhà thiết kế chui trong túi mua sắm khổng lồ. Ảnh: Vogue. |
Bỏ mặc những lời , bà Becks đều đặn ra mắt hai bộ sưu tập một năm, chăm chỉ liên hệ với các tạp chí thời trang để quảng bá. Biểu tượng thời trang Anh còn tận dụng hình ảnh người nổi tiếng và những mối quan hệ quyền lực để PR cho thương hiệu. Cô nói trên tờ Telegraph: "Những nhận xét chưa tích cực mà người ta dành cho tôi, tôi thấy chẳng sai chút nào cả. Tôi lấy đó để học hỏi và làm bản thân tốt hơn, chứ không mong chờ người ta nịnh hót mình".
Sau hai mùa đầu còn "non tay", giới chuyên môn chứng kiến sự thay đổi tích cực trong các thiết kế của Vic. Trong 10 năm qua, cô trở thành biểu tượng phong cách và nhà thiết kế thời trang được thế giới công nhận. Năm 2011, tờ Daily Telegraph viết: "Giờ mọi người chỉ mong có được một chiếc vé tới buổi trình diễn hai lần mỗi năm của cô tại Tuần lễ thời trang New York". Một năm sau, Victoria được tờ The Guardian gọi là "Nữ hoàng thời trang xứ London". Năm 2014, cô được vinh danh trên tạp chí Managament Today là "Doanh nhân thành công nhất nước Anh" về những đóng góp cho ngành công nghiệp thời trang Anh. Bà mẹ bốn con còn được trao hai giải thưởng Thời trang Anh (BFA), một đề cử "Nhà thiết kế của năm" 2015, vào top Phụ nữ ảnh hưởng nhất 2015. Trên tờ Telegraph, Victoria Beckham được xưng tụng là "tay ngang" thành công hiếm có của làng mốt.
Victoria Beckham Xuân Hè 2019
Bộ sưu tập Xuân Hè 2019 của Vic.
Lối thiết kế tối giản trên nền chất liệu cao cấp, kết hợp cách phối màu sắc hài hòa là trong nền công nghiệp thời trang khắc nghiệt. Phong cách này không chỉ được hưởng ứng bởi giới chuyên môn mà còn mang đến thành công doanh thu liên tục trong nhiều năm. Từ năm 2011 đến 2012, thương hiệu thời trang của Victoria thu về 60 triệu bảng và tăng lên 470 triệu bảng trong năm 2015. Nhờ tính ứng dụng cao, trang phục của bà Becks được nhiều ngôi sao lựa chọn, trong đó có Oprah Winfrey, Miranda Kerr, Kim Kardashian... Sự thành công khiến tổng biên tập Vogue Mỹ - Anna Wintour - khen ngợi Vic là người "có nền tảng và sự nhạy cảm tuyệt vời về thời trang".
Tuy nhiên, năm 2016, Victoria Beckham thất bại. Công ty của chồng cô - David Beckham - phải chi 5,2 triệu bảng để bù vào khoản nợ lên tới 6,2 triệu bảng. Nguyên nhân được cho là việc mạnh tay đầu tư hơn 3 triệu bảng vào các cửa hàng xa xỉ ở Mayfair, London trong năm 2014 không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Nhiều người lo ngại cho thương hiệu của Vic. Nhưng theo New York Times, cú "ngã ngựa" không thấm tháp gì với Vic vì ngay sau đó cô nhận được hậu thuẫn từ chồng và Simon Fuller - nhà quản lý âm nhạc người Anh, một người bạn của Vic. Cũng trong khoảng thời gian này, Victoria đã kịp lên kế hoạch kinh doanh mới cho năm 2017 và thu về một khoản lên tới 30 triệu bảng. Các chuyên gia cho rằng số tiền đó có thể giúp thương hiệu thời trang Victoria Beckham bước sang năm thứ 10.
Thiết kế của Vic toát lên vẻ cổ điển đặc trưng của thời trang Anh với phong cách tối giản, thanh lịch. Ảnh: Vogue. |
Trong một bài phỏng vấn với Elle, cô từng nói: "Khoảng thời gian ở Spice Girls rất vui và thú vị. Nhưng khi đó tôi chưa bao giờ là một người hát tốt nhất hay nhảy đẹp nhất. Tôi yêu thời trang và đó mới thực sự là điều tôi hứng thú. Nhìn lại quá khứ, từ cách tôi ăn mặc cho đến cư xử, tôi nghĩ nó thể hiện phần nào sự thiếu tự tin. Còn hiện tại tôi rất tự tin với chính mình". Nhiều người nói Vic có duyên với thời trang khi nhiều tên tuổi lớn trong làng giải trí cũng gia nhập làng thiết kế như Beyonce với Beyoncé's Deréon hay Gwen Stefani với Gwen Stefani's L.A.M.B. đều không đạt được thành công rực rỡ như cô. Từ một cựu thành viên của Spice Girls với bộ sưu tập đầu tiên vỏn vẹn 10 thiết kế bị chê không có chuyên môn, Victoria Beckham giờ đã sở hữu trong tay 400 cửa hàng ở 100 quốc gia. Theo CNBC, đó là thành tích đáng nể mà không phải nhà thiết kế tài năng nào cũng có thể làm.
Trà Phạm