DS Khuê Vũ cho rằng, dùng kem chống nắng dạng xịt cần nắm những lưu ý quan trọng, kẻo gặp họa sức khỏe đáng tiếc. Trang Sohu đưa tin, một chàng trai 20 tuổi (Trung Quốc) sử dụng xịt chống nắng trước khi ra ngoài. Thay vì xịt kem chống nắng ra tay và bôi lên mặt, chàng trai này xịt thẳng lên mặt. Việc hít thở khi có lượng kem chống nắng xịt bất ngờ lên mặt khiến nam thanh niên xuất hiện triệu chứng ho, tức ngực.
Hôm sau, những triệu chứng này không hết nên cậu đã đi khám. Kết quả chụp CT cho thấy, phổi của nam thanh niên có vùng màu trắng khá rộng - dấu hiệu viêm phổi nặng.
DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội) cho biết, xịt kem chống nắng lên mặt có gây viêm phổi hay không là thông tin cần được kiểm chứng lại đầy đủ chứ chưa thể kết luận ngay được. Tuy nhiên, dùng kem chống nắng dạng xịt cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng. Nếu không, cũng có nguy cơ gây hại sức khỏe nếu hít phải.
Chuyên gia cho rằng, hướng dẫn sử dụng luôn được đề sẵn trên bao bì, mọi người nên làm theo. Tuyệt đối không tự ý "sáng tạo" như xịt thẳng lên mặt giống nam thanh niên này. Nếu bạn dùng kem chống nắng dạng xịt có thể xịt ra tay rồi bôi dần lên mặt.
Ngoài ra, chị em cũng nên cân nhắc sử dụng kem chống nắng dạng xịt hay dạng lotion (dạng kem thông thường). Mỗi loại đều có những ưu - nhược điểm nhất định. Điều quan trọng là bạn lựa chọn loại phù hợp trong hoàn cảnh tương ứng.
Vậy, kem chống nắng dạng xịt có những ưu - nhược điểm gì?
BS Adrienne O'Connell (chuyên gia thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe, đồng thời là giám đốc y tế và chủ tịch tại Laguna Beach Aesthetics, Mỹ) cho biết, kem chống nắng dạng xịt đã trở nên phổ biến nhờ công thức dễ sử dụng, không nhờn. Tuy nhiên, chúng có thể khó thoa đều hơn. Đôi khi, nó có thể bị gió thổi bay trước khi tiếp xúc với da bạn. BS Adrienne O'Connel chỉ ra, xịt trực tiếp vào cơ thể bạn thường sẽ bay vào không khí nhiều hơn là vào làn da của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên xịt kem chống nắng lên lòng bàn tay rồi xoa lên mặt hoặc cơ thể.
BS Wendy Long Mitchell (chuyên gia da liễu và cố vấn y tế cho GRYT, Mỹ) cho biết thêm, nếu bạn chọn kem chống nắng dạng xịt vì sự tiện lợi, điều quan trọng là phải chăm chỉ bôi và cố gắng không bỏ sót bất kỳ vùng nào.
Chuyên gia lưu ý thêm, kem chống nắng dạng xịt không có độ che phủ cao như kem chống nắng dạng lotion. Về lâu dài, bạn sẽ phải dùng nhiều kem chống nắng dạng xịt hơn kem chống nắng dạng thông thường. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù kem chống nắng dạng xịt thường khô nhanh nhưng chúng không thể nhìn thấy rõ ràng sau khi xịt lên da.
Ngoài ra, các thành phần chống nắng hóa học trong kem chống nắng dạng xịt có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng ở một số người. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, kem chống nắng dạng xịt có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Kem chống nắng dạng lotion có những ưu - nhược điểm ra sao? Ưu điểm lớn nhất của kem chống nắng dạng lotion là bạn không bỏ sót vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng có thể hơi khó bôi ở một số vùng nhất định. Ví dụ như da đầu, kem chống nắng dạng xịt sẽ làm tốt hơn.
BS O'Connell chia sẻ, mình thích sử dụng kem chống nắng dạng lotion trên mặt để tránh hít phải thuốc xịt: "Chúng có thể gây kích ứng phổi nếu hít phải. Tôi cũng thích sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da mặt vì thường chứa các thành phần dưỡng ẩm và chống lão hóa như axit hyaluronic".
Chuyên gia lưu ý, mặc dù kem chống nắng dạng lotion đắt hơn dạng xịt nhưng lại phổ biến hơn, dễ tìm hơn. Chúng được thoa đều và có thời gian lưu lại lâu hơn khiến nhiều người không muốn thoa đi thoa lại.
Một số người không thích kem chống nắng dạng lotion do để lại vệt trắng trên da nếu chúng chứa các thành phần như titan dioxide hoặc oxit kẽm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều công thức hoàn hảo hơn sử dụng các thành phần micronized, hoặc kem chống nắng có màu, để ngăn chặn màu trắng đó.
Kết luận
DS Khuê Vũ cho biết thêm, không bàn về chuyện cái nào hại sức khỏe hơn, xịt chống nắng về cơ bản vẫn không hiệu quả bằng bôi chống nắng. Cụ thể là về lượng bao phủ trên da. Nó thường được dùng để bôi lại cho nhanh, dùng cho cơ thể chứ không phải mặt.
Đặc biệt, xịt chống nắng được ưu tiên khi dùng đi biển vì có thể nhanh chóng xịt toàn thân. Nếu bạn không xuống tắm thì 1-2 giờ nên xịt chống nắng lại. Còn nếu bạn xuống tắm cần đảm bảo cần xịt lại ngay sau tắm để đảm bảo chống nắng hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đã quen một loại kem chống nắng dành riêng cho da mặt và thích một lựa chọn khác cho cơ thể thì kết hợp bôi cả dạng lotion lẫn dạng xịt sẽ an toàn, hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa
Hôm sau, những triệu chứng này không hết nên cậu đã đi khám. Kết quả chụp CT cho thấy, phổi của nam thanh niên có vùng màu trắng khá rộng - dấu hiệu viêm phổi nặng.
DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội) cho biết, xịt kem chống nắng lên mặt có gây viêm phổi hay không là thông tin cần được kiểm chứng lại đầy đủ chứ chưa thể kết luận ngay được. Tuy nhiên, dùng kem chống nắng dạng xịt cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng. Nếu không, cũng có nguy cơ gây hại sức khỏe nếu hít phải.
Chuyên gia cho rằng, hướng dẫn sử dụng luôn được đề sẵn trên bao bì, mọi người nên làm theo. Tuyệt đối không tự ý "sáng tạo" như xịt thẳng lên mặt giống nam thanh niên này. Nếu bạn dùng kem chống nắng dạng xịt có thể xịt ra tay rồi bôi dần lên mặt.
Ngoài ra, chị em cũng nên cân nhắc sử dụng kem chống nắng dạng xịt hay dạng lotion (dạng kem thông thường). Mỗi loại đều có những ưu - nhược điểm nhất định. Điều quan trọng là bạn lựa chọn loại phù hợp trong hoàn cảnh tương ứng.
Vậy, kem chống nắng dạng xịt có những ưu - nhược điểm gì?
BS Adrienne O'Connell (chuyên gia thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe, đồng thời là giám đốc y tế và chủ tịch tại Laguna Beach Aesthetics, Mỹ) cho biết, kem chống nắng dạng xịt đã trở nên phổ biến nhờ công thức dễ sử dụng, không nhờn. Tuy nhiên, chúng có thể khó thoa đều hơn. Đôi khi, nó có thể bị gió thổi bay trước khi tiếp xúc với da bạn.
Ảnh minh họa.
BS Wendy Long Mitchell (chuyên gia da liễu và cố vấn y tế cho GRYT, Mỹ) cho biết thêm, nếu bạn chọn kem chống nắng dạng xịt vì sự tiện lợi, điều quan trọng là phải chăm chỉ bôi và cố gắng không bỏ sót bất kỳ vùng nào.
Chuyên gia lưu ý thêm, kem chống nắng dạng xịt không có độ che phủ cao như kem chống nắng dạng lotion. Về lâu dài, bạn sẽ phải dùng nhiều kem chống nắng dạng xịt hơn kem chống nắng dạng thông thường.
Ngoài ra, các thành phần chống nắng hóa học trong kem chống nắng dạng xịt có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng ở một số người. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, kem chống nắng dạng xịt có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Kem chống nắng dạng lotion có những ưu - nhược điểm ra sao?
Ảnh minh họa.
BS O'Connell chia sẻ, mình thích sử dụng kem chống nắng dạng lotion trên mặt để tránh hít phải thuốc xịt: "Chúng có thể gây kích ứng phổi nếu hít phải. Tôi cũng thích sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da mặt vì thường chứa các thành phần dưỡng ẩm và chống lão hóa như axit hyaluronic".
Chuyên gia lưu ý, mặc dù kem chống nắng dạng lotion đắt hơn dạng xịt nhưng lại phổ biến hơn, dễ tìm hơn. Chúng được thoa đều và có thời gian lưu lại lâu hơn khiến nhiều người không muốn thoa đi thoa lại.
Một số người không thích kem chống nắng dạng lotion do để lại vệt trắng trên da nếu chúng chứa các thành phần như titan dioxide hoặc oxit kẽm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều công thức hoàn hảo hơn sử dụng các thành phần micronized, hoặc kem chống nắng có màu, để ngăn chặn màu trắng đó.
Kết luận
DS Khuê Vũ cho biết thêm, không bàn về chuyện cái nào hại sức khỏe hơn, xịt chống nắng về cơ bản vẫn không hiệu quả bằng bôi chống nắng. Cụ thể là về lượng bao phủ trên da. Nó thường được dùng để bôi lại cho nhanh, dùng cho cơ thể chứ không phải mặt.
Đặc biệt, xịt chống nắng được ưu tiên khi dùng đi biển vì có thể nhanh chóng xịt toàn thân. Nếu bạn không xuống tắm thì 1-2 giờ nên xịt chống nắng lại. Còn nếu bạn xuống tắm cần đảm bảo cần xịt lại ngay sau tắm để đảm bảo chống nắng hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đã quen một loại kem chống nắng dành riêng cho da mặt và thích một lựa chọn khác cho cơ thể thì kết hợp bôi cả dạng lotion lẫn dạng xịt sẽ an toàn, hiệu quả hơn.
Theo Phụ Nữ Việt Nam